Bên cạnh tình trạng răng bị hô, vẩu thì răng móm cũng làm cho nhiều người cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với ngoại hình chưa hoàn hảo. Niềng răng được coi là phương pháp hiệu quả hàng đầu được các chuyên gia đánh giá cao với những người có hàm răng móm. Nhưng niềng răng móm có đắt không, chi phí hết bao nhiêu? Nên niềng răng móm ở đâu? Nếu có chung thắc mắc thì bạn có thể tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhé!
Mục lục
Răng móm là gì? Có những trường hợp nào?
Răng móm hay còn gọi “khớp cắn ngược” là một dạng sai khớp cắn điển hình do sự tương quan giữa hai hàm. Biểu hiện là cung hàm trên bị cụp sâu vào trong, cung hàm dưới phát triển quá mức và chìa ra phía trước.
Hiện nay có 2 thuật ngữ mà mọi người hay nghe là: răng móm và miệng móm. Thực ra cách này do bác sĩ phân tách dựa theo nguyên nhân móm là do răng hay do hàm.
- Móm răng: Là khi nhóm răng hàm dưới mọc theo hướng lệch, chìa ra phía ngoài. Còn xương hàm vẫn phát triển bình thường, không sai lệch.
- Miệng móm: Là cấu trúc xương hàm dưới phát triển nhiều hơn so với xương hàm trên. Răng có thể vẫn mọc thẳng hoặc sai lệch tuỳ từng trường hợp.
Nhưng để phân biệt rõ bản thân là móm do răng hay do hàm thì cần gặp bác sĩ có chuyên môn và được thăm khám cẩn thận. Nếu răng mọc sai lệch thì dễ phân biệt bằng mắt thường. Còn nếu sai lệch hàm thì cần chụp phim X – quang mới chính xác. Cũng có một số trường hợp móm do cả răng và hàm thì càng phức tạp hơn.
Các nguyên nhân gây tình trạng răng móm
Trước khi điều trị thì bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây tình trạng móm của bản thân. Dưới đây là một số yếu tố mọi người có thể tham khảo.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị móm thì khả năng con cái sinh ra cũng gặp tình trạng tương tự.
- Do thiếu răng: Khi thay răng vĩnh viễn, nếu răng cửa hàm trên mọc chậm hoặc không mọc sẽ làm giảm chiều dài cung răng trên và cung răng hàm dưới trượt ra ngoài.
- Do mất răng sớm: Mất răng cối sữa hàm dưới sớm cũng là nguyên nhân gây móm vì răng hàm dưới sẽ trượt ra trước nhằm thực hiện chức năng ăn nhai.
- Do thay đổi nội tiết: Rối loạn chức năng tuyến yên có thể làm sai lệch sự phát triển của xương hàm dưới.
- Do vấn đề khớp: Tình trạng lỏng lẻo của dây chằng khớp thái dương hàm khiến hàm dưới dễ bị trượt ra trước.
- Do thói quen xấu như mút tay, ngậm ti giả: Nếu lưỡi hoạt động quá mức có thể đẩy hàm dưới ra trước, mất cân bằng cơ môi, má và lưỡi.
Những hậu quả do răng móm gây ra
Răng móm trước tiên sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên khuôn mặt, làm bạn tự ti khi giao tiếp. Tuy nhiên còn nhiều hậu quả khác mà mọi người nên tìm hiểu ngay nhé.
Biến dạng khuôn mặt
Hàm răng mọc lệch, không đúng vị trí làm cho cấu trúc toàn mặt bị thay đổi nghiêm trọng. Tình trạng sai lệch khớp cắn càng phức tạp thì khuôn mặt lệch lạc càng nhiều. Cũng bởi vậy nên người bị móm e dè và nhút nhát trong công việc, cuộc sống.
Ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai
Cũng bởi hàm răng bị sai lệch khớp cắn nên việc ăn nhai không được như ý muốn. Bởi lẽ chức năng nghiền nát thức ăn chỉ thực sự hiệu quả khi bạn sở hữu hàm răng đều đặn, thẳng hàng, khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn.
Gây ra bệnh lý khác
Vì chức năng ăn nhai không được ý muốn, đồ ăn cũng không thể nghiền nát cẩn thận trước khi đến dạ dày nên chúng tạo gánh nặng cho đường tiêu hoá. Đó là lý do vì sao có không ít người bị đau dạ dày, viêm đại tràng,… Ngoài ra răng mọc lệch lạc cũng gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Nhờ vậy vi khuẩn càng có cơ hội tấn công vào khoang miệng, tạo thành các nguy cơ khác.
Niềng răng móm hết bao nhiêu?
Sau khi đã tìm hiểu cụ thể thông tin ở trên, chắc hẳn nhiều người đang băn khoăn không biết niềng răng móm hết bao nhiêu? Dưới đây là các phương pháp niềng răng móm cùng chi phí cụ thể nhất nhé.
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp truyền thống có lịch sử lâu đời nhất nhưng vẫn được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị răng móm. Mắc cài kim loại được cấu tạo gồm dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Loại thun này có độ đàn tốt nên đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục.
Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay, niềng răng mắc cài kim loại được chia thành 2 loại là: niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự buộc. Trong đó, mắc cài thường dùng dây thun để buộc dây cung vào từng mắc cài cho mỗi chiếc răng. Còn mắc cài tự buộc được thiết kế ưu việt hơn khi sở hữu nắp trượt giúp giữ dây cung trong mắc cài, giảm tối đa lực ma sát và thời gian niềng răng.
Ưu điểm của mắc cài kim loại:
- Hỗ trợ niềng răng móm hiệu quả, kể cả trường hợp phức tạp
- Điều chỉnh chuẩn khớp cắn, khuôn mặt hài hoà, cân đối
- Mức chi phí tương đối thấp
Hạn chế của mắc cài kim loại:
- Tính thẩm mỹ thấp do vẫn còn để lộ khí cụ niềng răng
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ tương tự với mắc cài kim loại, nhưng khác ở chất liệu làm mắc cài từ sứ nguyên chất, trùng với màu sắc của răng. Phương pháp này cũng được chia thành mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc. Trong đó mắc cài sứ tự buộc thiết kế thêm chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động trên rãnh mắc cài, thay cho dây thun ở mắc cài thường. Nhờ đó giúp cố định dây cung chắc chắn, không bị bung khi co kéo.
Ưu điểm của mắc cài sứ:
- Tính thẩm mỹ cao hơn do mắc cài trùng với màu răng
- Bạn cảm thấy tự tin khi giao tiếp
- Chất liệu sứ nguyên chất an toàn với cơ thể
- Cấu tạo ít gờ, cạnh nên không gây đau môi, má
- Hiệu quả niềng răng móm vượt trội
Hạn chế của mắc cài sứ:
- Mức chi phí cao hơn so với mắc cài kim loại
Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp chỉnh nha hiện đại nhất được nhiều người yêu thích trong thời gian gần đây. Thay vì sử dụng các khí cụ thì bạn chỉ cần sử dụng chuỗi khay niềng trong suốt là có thể dịch chuyển răng từng chút theo ý muốn. Tuỳ tình trạng, mỗi người bao gồm 20 – 48 bộ khay niềng khác nhau. Đặc biệt, bạn dễ dàng tháo lắp và vệ sinh răng miệng hằng ngày mà không sợ vướng víu, khó chịu.
Ưu điểm của niềng răng Invisalign:
- Tính thẩm mỹ cao nhất do các khay gần như “trong suốt” bám sít vào từng răng
- Mọi người không nhận ra bạn đang niềng răng nên tự tin, thoải mái
- Không sợ bị bung tuột khí cụ như mắc cài, dây cung
- Dễ dàng ăn uống theo ý thức, vệ sinh răng miệng
Hạn chế của niềng răng Invisalign:
- Mức chi phí cao nhất trong các phương pháp chỉnh nha
Lưu ý: Mức giá trên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng sai lệch của răng như móm ở tình trạng nhẹ hay nặng
- Trước khi niềng răng có bị các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… hay không
- Chọn phương pháp niềng răng như niềng răng mắc cài, mắc cài sứ hay niềng răng trong suốt Invisalign.
- Bác sĩ có chuyên môn hay không, cơ sở vật chất kỹ thuật
Bác sĩ Phạm Hồng Đức – chuyên gia chỉnh nha AAO
Bác sĩ Phạm Hồng Đức là người tốt nghiệp chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt thuộc Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm học tập, nghiên cứu ở nước ngoài như Hoa Kỳ, Italia, Thái Lan,… Hiện nay, bác sĩ Đức vinh dự được nhiều Hiệp hội quốc tế công nhận:
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, bạn hãy liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (miễn phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ